Thay đổi tâm sinh lý ở người tuổi “xế chiều”

Người cao tuổi (NCT) là tài sản cao quý của xã hội vì trong quá trình sống và làm việc, họ đã tích lũy kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú. Nhưng theo quy luật tất yếu, ai cũng sẽ già đi, tóc bạc, da nhăn, lưng gù, mắt mờ,…Quá trình lão hòa khiến khả năng thích ứng với môi trường giảm dần, nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không nhận ra được, đó chính là tâm sinh lý. Tuy rằng chúng ta không thể thay đổi được những quy luật trên nhưng việc nắm rõ và chia sẻ cùng NCT chính là cách duy nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người thân yêu tuổi “xế chiều”.

 

Theo quy luật tất yếu, con người đều sẽ già đi theo thời gian. Sự già hóa sinh học bắt đầu từ giai đoạn trung niên, sau đó tăng lên hàng năm cho đến khi mất kèm theo là sự thay đổi về tính cách, sinh lý. Trạng thái tâm lý và sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa – tình cảm và môi trường gia đình. 

Tại buổi chia sẻ số thứ 2 chương trình Alo Sức Khỏe “Nhận biết tâm sinh lý thay đổi ở người cao tuổi”, Theo TS. Nguyễn Thiện Trưởng – PCT TW Hội CSSK Cộng đồng Việt Nam cho biết: Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là hay nghĩ về quá khứ, thường thích tìm lại bạn cũ, thích tham gia các hội hữu ái, hội chiến binh; Khi về già họ đối mặt với những bước ngoặt về nghề nghiệp, chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi chính là nghỉ hưu nên họ dễ mắc phải “hội chứng về hưu”.

Ảnh 1: TS. Nguyễn Thiện Trưởng chia sẻ về những biểu hiện tâm lý ở người già trong chương trình Alo Sức Khỏe “Nhận biết tâm sinh lý thay đổi ở người cao tuổi”

 

Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi

Cũng theo TS. Nguyễn Thiện Trưởng, những biểu hiện tâm lý thường thấy ở đối tượng này là:

Người cao tuổi luôn cảm thấy cô đơn và cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Bởi con cái thường bận rộn với cuộc sống. Khi đó bố mẹ luôn cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Việc cư xử nhẹ nhàng, lắng nghe, lo lắng chính là “liều thuốc” giúp người già lấy lại cảm giác an toàn, vui vẻ để từ đó tuổi thọ được tăng lên.

Hay bị tủi thân và thấy mình vô dụng: Đa số người cao tuổi khi còn khỏe mạnh vẫn sẽ giúp con cái gánh vác một số công việc trong gia đình. Đặc biệt ở vùng nông thôn, người cao tuổi khi về hưu chính là nguồn lực tại gia hỗ trợ con cái trong công việc ruộng đồng, chăm sóc con cháu,.. họ thường có “của để dành” nhờ lương hưu. Nhưng nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học năm 2018 cho biết có tới 50% số NCT sống nhờ vào con cái, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt luôn bị phụ thuộc. Điều đó đã nảy sinh tâm trạng chán nản, hay dằn vặt bản thân mình. Mặc dù họ không bao giờ nói ra nhưng qua tính cách, cư xử hàng ngày có thể dễ dàng nhận thấy: họ ít cười, không bao giờ chia sẻ cho con cái, các sự kiện của gia đình đều thấy họ lặng lẽ một mình và không hay lên tiếng đóng góp,…

Nhiều người già nói rất nhiều nhưng cũng có người không nói (dấu hiệu trầm cảm): NCT đã về hưu thường có xu hướng muốn truyền đạt lại kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng… có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.

Cuối cùng chính là biểu hiện của suy giảm trí nhớ: Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) về “chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2017) cho biết sau 25 tuổi, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo mới để thay thế. Hiện tượng này xảy ra nhanh sau tuổi 60. Lứa tuổi 60 – 64 có khoảng 1% mắc chứng giảm trí nhớ, đến lứa tuổi 85 có đến 50% mắc chứng này.

Ảnh 2: Người thân trong gia đình nên khuyến khích người cao tuổi thường xuyên thực hiện các bài tập luyện trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ không phải là bệnh nhưng lại gây nên những gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành, và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục.

Phương pháp thích ứng với sự thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi

Với những thay đổi chung về tâm lý của người tuổi “xế chiều”, các thành viên trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn. Các thế hệ con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp, và cần quan tâm, lo lắng cho các cụ nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện và khuyến khích các cụ tập thể dục nâng cao sức khỏe thân thể lẫn tâm lý người cao tuổi. Đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi.

 

Người cao tuổi nên sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng để tăng khả năng trao đổi, hỗ trợ hấp thụ dưỡng chất được nhanh và đầy đủ hơn. Việc sử dụng đúng và đủ thực phẩm chức năng còn hạn chế sự lão hóa, hỗ trợ tăng cường trí nhớ, tránh phiền hà đến con cháu. Thêm nữa, thực phẩm chức năng còn được xem là liệu pháp tâm lý, mang đến vui vẻ cho người cao tuổi khi được bạn bè, con cái tặng, biếu.

 

Với công dụng là sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ các cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ thường gặp ở người lớn, Nattokinase Plus của Viện Dược Liệu là “món quà sức khỏe” cho người cao tuổi được các chuyên gia khuyên dùng.

Ảnh 3: Nattokinase Plus của Viện Dược Liệu là sản phẩm  hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường tuần hoàn máu não cho người cao tuổi

 

Sản phẩm Nattokinase Plus của Viện Dược liệu với sự kết hợp đồng vận của ba nhóm thành phần quan trọng, bao gồm: 

Enzym Nattokinase làm ức chế hoạt tính Plasminogen, có tác dụng phân giải sợi Fibrin, do đó ngăn chặn sự ngưng kết các hồng cầu, làm tiêu hủy sợi Fibrin, giúp làm tan các cục máu đông 

Ginkgo biloba (Cao bạch quả) vốn là một loại thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại và terpenoid, giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ “dính” của tiểu cầu, tăng tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ rất tốt cho trí não người cao tuổi. 

Và thành phần thứ ba là hỗn hợp 5 loại cao thảo dược như cao táo nhân, viễn chí, đan sâm, đương quy, rau đắng biển giúp điều trị đau đầu, mất ngủ, tê bì chân tay ở người lớn hiệu quả.

Nattokinase Plus sử dụng hiệu quả với:

– Người rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não có có các triệu chứng: nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt

– Người cao huyết áp, sau đột quỵ và tai biến mạch não

– Những người mệt mỏi, đau thắt ngực

– Người già rối loạn giấc ngủ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus được phân phối bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khoẻ Cộng đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng có chuỗi các Nhà thuốc, Quầy thuốc phân bố trên cả nước, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên gia, dược sĩ, trình dược viên có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm để tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn hướng dẫn cho người dân tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình, nhất là người cao tuổi. Người dân tham gia các buổi tư vấn không chỉ được miễn phí, mà còn có cơ hội tham gia các buổi trị liệu trên các trang thiết bị hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

* Điện thoại: 0246 650 5803 – Hotline: 0966 755 995

* Email: visuckhoecongdong5@gmail.com 

* Website: www.visuckhoecongdong.com.vn