Nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi gia tăng vào mùa lạnh

Thời tiết giao mùa như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến người lớn dễ xảy ra đột quỵ đặc biệt người có bệnh lý nền. Để phòng bệnh cho người cao tuổi, ngoài chế độ ăn uống cân bằng các chất, nghỉ ngơi hợp lý; nên tích cực tập dưỡng sinh. Cũng cần phải quản lý tốt các bệnh lý nền đặc biệt là tăng huyết áp.

 

Theo thống kê đầu năm 2021 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 17 triệu người tử vong do đột quỵ, trong số đó tại Việt Nam là gần 200.000 người. Trung bình cứ 6 người thì có một người có nguy cơ đột quỵ và người già là đối tượng dễ bị đột quỵ và để lại di chứng cao.

Ghi nhận tại Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Bạch Mai, tổng số bệnh nhân đột quỵ hàng năm khoảng 6.000-8.000 ca. Bệnh nhân nhập viện hầu hết trong tình trạng nặng.

Ảnh 1: Số bệnh nhân đột quỵ gia tăng hàng năm tại Việt Nam

  1. Có bao nhiêu loại tai biến mạch máu não (đột quỵ não)?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của bệnh nhân bị gián đoạn hoặc giảm, ngăn không cho tế bào não lấy oxy và chất dinh dưỡng. Khi đó các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Có hai nguyên nhân chính làm giảm hoặc gián đoạn việc cung cấp máu cho một phần não đó là:

Động mạch bị chặn gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Rò rỉ hoặc vỡ mạch máu gây đột qụy xuất huyết não.

Ngoài ra, một số bệnh nhân chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu lên não, trường hợp này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) không gây ra các triệu chứng kéo dài.

Như vậy, tai biến mạch máu não gồm có ba loại sau:

Thiếu máu cục bộ hay nhồi máu não.

Xuất huyết não.

Thiếu máu não thoáng qua.

  1. Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

Bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có một số triệu chứng sớm, được cho là dấu hiệu nhận biết, bao gồm:

  • Khó nói hoặc khó hiểu những gì người khác đang nói: bệnh nhân có thể gặp phải sự nhầm lẫn, lảng tránh lời nói của bạn hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói.
  • Yếu, liệt hoặc tê mặt, cánh tay hoặc chân: bệnh nhân đột ngột bị tê, yếu hoặc liệt mặt, cánh tay hoặc chân, thường chỉ bị ở một bên cơ thể. Yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên đầu cùng một lúc, nếu một bên tay yếu và rơi xuống thì có thể bệnh nhân đã bị đột quỵ. Một bên miệng bị rủ xuống khi bệnh nhân cố gắng mỉm cười.
  • Gặp vấn đề về khả năng nhìn ở một hoặc cả hai mắt: bệnh nhân có thể đột nhiên bị mờ một hoặc cả hai mắt, hoặc có thể nhìn đôi.
  • Đau đầu: bệnh nhân có thể thấy nhức đầu đột ngột, dữ dội đi kèm với nôn mửa, chóng mặt.
  • Khó đi lại: bệnh nhân có thể bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng. Bệnh nhân cũng có thể bị chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp các động tác.
  • Rối loạn ý thức.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cách nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ cần phải nhanh chóng tìm kiếm chăm sóc y tế đặc biệt, các dấu hiệu này được viết tắt là “FAST” (nhanh chóng), bao gồm:

  • Face (Khuôn mặt): yêu cầu bệnh nhân cười, xem có một bên mặt bị rủ xuống hay không?
  • Arms (Cánh tay): yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên, sau đó theo dõi xem có bên nào yếu không thể giơ lên hoặc dơ lên rồi bị rơi xuống trước không?
  • Speech (Phát biểu): yêu cầu bệnh nhân nói một cụm từ đơn giản, lắng nghe xem có từ nào không nghe rõ hoặc nghe lạ hay không?
  • Time (Thời gian): nếu bạn quan sát thấy bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức. Bởi đối với bệnh nhân lúc này thì mỗi một phút đều có giá trị. Càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì khả năng sống sót và phục hồi càng nhiều.
  1. Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Tuổi tác là một trong những yếu tố khiến cho chúng ta dễ bị tai biến mạch máu não hơn. Trong gia đình có người từng bị tai biến mạch máu não cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể phòng ngừa tai biến mạch máu não. Bởi có nhiều yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não khác mà bạn có thể kiểm soát được.

Các biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não bao gồm:

Tâm lí: Cần giữ cho mình một tinh thần thư thái, tránh cáu giận quá mức, tránh các stress, đặc biệt là những ai đang có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não.

Sinh hoạt: Một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Có chế độ làm việc, tập luyện kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lí. Tránh gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc, tránh làm việc quá sức.

Tham gia các hoạt động mang tính chất thư giãn, các hoạt động đoàn hội phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bản thân.

NCT cần chú ý đến sự thay đổi khí hậu để có chế độ sinh hoạt phù hợp.

Luyện tập: Với những ai có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não cần có chế độ luyện tập thích hợp để tăng cường sức khỏe, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tai biến mạch máu não. Như luyện tập bài tập Dưỡng sinh Kinh lạc có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp cho tinh thần thư thái, hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não.

Đối với những bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não cần tập vận động nhẹ nhàng, giúp tăng sức cơ của bàn tay, chân,…là cách phòng tránh tái phát tai biến mạch máu não.

Chế độ ăn uống: NCT, đặc biệt là những người có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa tai biến mạch máu não:

Hạn chế muối, tinh bột, chất béo. Đặc biệt là hạn chế muối trong chế độ ăn hằng ngày đối với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, chỉ nên ăn khoảng 1g muối/ngày, đủ để đáp ứng cho các nhu cầu sinh lí của cơ thể. Để hạn chế muối đưa vào cơ thể, người bệnh cần giảm dần dần, cơ thể thích nghi với tình trạng mới.

Hạn chế ăn các loại thịt, trứng. Nên ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ, chất khoáng.

Nên sử dụng các loại ngũ cốc sơ chế như ngô, đậu… vì trong các loại hạt này có nhiều loại muối vô cơ và các chất vi lượng. Đặc biệt lượng protein trong các loại đậu khá cao.

Nên ăn các loại rau có màu xanh thẫm.

Nên sử dụng các loại thức ăn tươi, không nên chế biến quá kĩ, sẽ làm mất các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn.

Các loại hoa quả cũng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt vì lượng đường trong đó khá cao.

Nên sử dụng các loại sữa có hàm lượng cholesterol thấp như sữa Milk CoDoCa, sữa Đông Trùng Hạ Thảo Vinalife; lòng trắng trứng, các loại cá.

Nên ăn các loại nấm như nấm Bắc Khẩu, nấm hương, mộc nhĩ… vì trong thành phần của nấm có nhiều acid amin.

Trong thành phần của đậu tương lên men có chứa hoạt chất Natokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, có thể dự phòng ngừa tai biến mạch máu não do nhồi máu não. 

Để phòng ngừa tai biến mạch máu não, mọi người cũng cần chú ý không nên ăn quá no, bởi như vậy sẽ làm tăng lưu lượng máu và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, dễ gây tai biến mạch máu não.

Quản lí tốt các bệnh có liên quan đến tai biến mạch máu não như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ máu cao), các bệnh lí tim mạch như rung nhĩ, hở van hai lá, xơ vữa động mạch,….

Bác sĩ Đỗ Nam Khánh

 

 

Nattokinase một loại enzyme có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là sản phẩm được lên men từ đậu nành kết hợp với vi khuẩn, có lịch sử cách đây khoảng hơn 1000 năm. Nattokinase nổi bật và được biết đến nhiều hơn bởi khả năng tự đánh tan huyết khối (cục máu đông).  Bằng cách kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin, nattokinase không những làm tan cục máu đông đã hình thành mà còn hoạt động như một thành phần chống hình thành cục máu đông. Nattokinase được chiết xuất từ đậu nành nên bản chất khá thân thiện với sức khỏe người dùng. Đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh mạch vành, người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay huyết áp cao…. Hay những người đang trong nhóm nguy cơ muốn phòng ngừa những bệnh lý nguy hại này.

Ginkgo biloba (bạch quả) là một trong những loài cây sống lâu đời nhất trên thế giới. Hầu hết các sản phẩm bạch quả được làm bằng chiết xuất từ ​​lá xanh phơi khô của cây và thường có sẵn dưới dạng chất chiết xuất lỏng, viên nang, viên nén và trà. Các thành phần hữu ích nhất của Ginkgo biloba được cho là flavonoid, là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại và terpenoid, giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ “dính” của tiểu cầu.

Cao rau đắng biển là loại thảo mộc thân bò lâu năm cao 10-20cm với lá nhỏ, mọng nước, không có cuống, hình bầu dục thuôn dài (dài 2-3cm, rộng 0,5-0,7cm). Hoa nhỏ, hình ống cánh mỏng màu tím nhạt hay xanh hoặc trắng, nở từ tháng 5 đến tháng 10. Tất cả các bộ phận của cây đều bóng mịn (không có lông). Lá rau đắng biển khi nghiền nát có mùi hương và vị đắng đặc biệt. Trong y học hiện đại, rau đắng biển được sử dụng để làm giảm và ngăn ngừa sự căng thẳng. Nó có thể giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức khác. Các nhà dược lý học cũng khuyên nên dùng loại thảo dược này để thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc, tăng cường thể lực và hệ miễn dịch, chống lại tế bào ung thư. Rau đắng biển cũng có thể hỗ trợ khả năng nhận thức ở người già, rất tốt cho bệnh nhân Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não.

Ảnh 3: Sản phẩm Nattokinase Plus được sản xuất bởi Viện dược liệu TW

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattokinase Plus được phân phối bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khoẻ Cộng đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khoẻ Cộng đồng có chuỗi các Nhà thuốc, Quầy thuốc phân bố trên cả nước, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên gia, dược sĩ, trình dược viên có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm để tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn hướng dẫn cho người dân tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình, nhất là người cao tuổi. Người dân tham gia các buổi tư vấn không chỉ được miễn phí, mà còn có cơ hội tham gia các buổi trị liệu trên các trang thiết bị hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

* Điện thoại: 0246 650 5803 – Hotline: 0966 755 995

* Email: visuckhoecongdong5@gmail.com

* Website: www.visuckhoecongdong.com.vn