Quảng Bình: Sự chuyển biến tích cực trong việc triển khai Đề án 818

Từng nằm trong số các tỉnh chỉ đăng ký 1-2 sản phẩm hoặc đăng ký sản phẩm với số lượng rất ít, năm 2022 tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận và triển khai Đề 818 với hoạt động ưu tiên là tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi của người dân về từ “bao cấp, miễn phí” sang sử dụng dịch vụ mua-bán; Đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ về nâng cao chất lượng dân số.

Đề án 818 về “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường giai đoạn 2015-2020” được Bộ Y tế phê duyệt ngày 12/3/2015 triển khai trên toàn quốc. Ngày 25 tháng 2 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 718/QĐ-BYT về việc “Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030” (Đề án 818) đáp ứng tình hình mới, từng bước mở rộng nội dung, địa bàn để triển khai thực hiện trong phạm vi toàn quốc.

Tỉnh Quảng Bình tiếp nhận và triển khai Đề án từ năm 2016 với hoạt động ưu tiên là tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các phương tiện tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ “bao cấp, miễn phí” sang sử dụng dịch vụ mua-bán; Đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận phương tiện tránh thai hiện đại cho người dân, góp phần cùng Nhà nước thực hiện thành công chiến lược về nâng cao chất lượng dân số.

Để thực hiện Đề án, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 24/2/2017 về việc phê duyệt Đề án 818 trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã ban hành Công văn hướng dẫn thực hiện phân phối sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS gửi Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố; Công văn về việc tiếp tục triển khai Đề án 818 đáp ứng tình hình mới.

Anh 1

Theo đó, những năm qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân số thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tích cực truyền thông, giới thiệu sản phẩm, tư vấn, nâng cao hiểu biết và khả năng lựa chọn của đối tượng để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về việc chủ động mua sản phẩm thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ, thực hiện xã hội hóa các phương tiện tránh thai. Để đa dạng hóa các sản phẩm phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS, tăng khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn tỉnh, Phòng Dân số các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai vào các hội nghị truyền thông qua các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số.

Anh 3

Mặc dù công tác xã hội hóa các phương tiện tránh thai đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, người dân từng bước nhận thức và thay đổi hành vi từ nhận các phương tiện tránh thai miễn phí sang chi trả dịch vụ KHHGĐ. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân số thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tích cực truyền thông, giới thiệu sản phẩm, tư vấn, nâng cao hiểu biết và khả năng lựa chọn của đối tượng để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về việc chủ động mua sản phẩm thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ, thực hiện xã hội hóa các phương tiện tránh thai. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành Dân số Quảng Bình, trong quá trình triển khai thực hiện, công tác xã hội hóa các phương tiện tránh thai vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ dân số tại các thôn, xã chưa thực sự vào cuộc, chưa triển khai đề án xã hội hóa vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của Đề án

Để hoạt động xã hội hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Bình và Phòng DS-KHHGĐ các huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu rõ hơn lợi ích của các phương tiện tránh thai hiện đại. Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai trên địa bàn tỉnh cũng như huy động sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ dân số và các doanh nghiệp có sản phẩm phân phối trong Đề án để góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Anh 2

Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng với sản Milk Codoca Hi Canxi phân phối trong Đề án, đang phối hợp với cán bộ dân số tại tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị các cấp tuyên truyền về Đề án 818 tập huấn cho cán bộ dân số và cộng tác viên dân số về xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS; cập nhật kiến thức, kỹ năng về tư vấn cho người cung cấp và thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại các trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện mà còn cung cấp những kiến thức cơ bản về SKSS, biết cách tự chăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình, biết phòng tránh những bệnh lý cơ bản trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương.

Được Hội đồng chuyên môn đánh giá tốt, sản phẩm Milk Codoca Hi Canxi của Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng vinh dự được đưa vào Đề án 818 của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình theo các quyết định:

– Quyết định số 03/QĐ – TCDS ngày 03/02/2021 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình về việc bổ sung sản phẩm Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi, sản phẩm Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt MetaMom hương Vanilla và sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutricarebone.

– Căn cứ hợp đồng số 03/2021/ĐA818 ngày 12/3/2021 về việc cung cấp và phân phối sản phẩm Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi (Loại 400g và 900g) giữa Ban Quản lý Đề án 818 và Công ty Cổ phần đầu tư sức khỏe cộng đồng.

– Quyết định số 01/QĐ-ĐA818 của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Ban Quản lý Đề án 818 được ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2021, sản phẩm Codoca Hi Canxi chính thức được bổ sung vào danh mục các sản phẩm nằm trong khuôn khổ của Đề án 818.

Anh 4

                                                                                            Anna Mai