Tầm quan trọng của hệ miễn dịch đối với cơ thể con người

Hệ thống miễn dịch được coi là tấm lá chắn chắc chắn giúp bảo vệ cơ thể người khỏi các tác nhân gây bệnh. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, suy giảm sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Hệ miễn dịch của cơ thể rất phức tạp và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm: Da, tủy xương, hạch bạch huyết, amidan cổ họng, niêm mạc mỏng bên trong mũi – họng, lá lách, hệ thống tiêu hóa và bộ phận sinh dục. Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Các dạng hệ miễn dịch trong cơ thể người

Hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng có sẵn trong cơ thể mỗi người và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 dạng chính:

Thứ nhất, hệ miễn dịch bẩm sinh đã có: Đây là dạng vốn đã được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi sinh ra và có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể người ngay từ khi sinh ra
Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể người ngay từ khi sinh ra

Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Làn da của chúng ta và các chất dịch nhầy có trong ruột hay cổ họng đều được xem là nằm trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh, hay tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên.

Thứ hai, Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi: Đây là dạng có khả năng tự sinh và tự diệt. Khi cơ thể vô tình gặp phải các mầm bệnh hoặc tiêm các loại vacxin mà “tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên” không thể giải quyết được thì cơ thể chúng ta buộc phải tự động sản sinh ra các loại hệ miễn dịch có khả năng áp chế mầm bệnh hoặc thích nghi với loại vacxin mới được đưa vào cơ thể.

Thứ ba, Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn: Dạng này thực chất không có sẵn trong cơ thể chúng ta (như hệ miễn dịch bẩm sinh) hoặc cơ thể tự sản sinh ra (như hệ miễn dịch thích nghi) mà chúng được chuyển vào cơ thể bằng các cách khác nhau.

Hệ thống miễn dịch này được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cơ thể non nớt của các bé có khả năng chống lại một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có thể chống lại. Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch thụ động có thể sẽ mất dần đi chứ không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Xung quanh môi trường sống của con người luôn tồn tại các tác nhân gây hại cho cở thể như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là nấm. Hệ miễn dịch có nhiệm vụ phản ứng, ngăn chặn các tác nhân này xâm phạm vào cơ thể con người. Cơ chế phản ứng, ngăn chặn của hệ miễn dịch như sau:

Bước 1: Khi virus xâm nhập cơ thể, các thực bào lao đến tấn công virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Sau đó các thực bào dồn về các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.

Bước 2: Vì số lượng thực bào hạn chế không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Lý do là vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Bước 3: Thông tin virus được tế bào tua chuyển về các hạch để tế bào lympho B và T phân tích và chọn ra kháng thể. Khi tìm được kháng thể phù hợp thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể. Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác.

Bước 4: Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể tạo ngay ra kháng thể chống lại mà không phải chờ lâu.

Duy trì và nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả

Qua cơ chế hoạt động, có thể thấy hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư. Để giúp duy trì và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả, cần phải có một thói quen sống lành mạnh:

Tập thể dục: Chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.

Tập thể dục giúp cải thiện khả năng miễn dịch
Tập thể dục giúp cải thiện khả năng miễn dịch

Ăn uống lành mạnh: Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch của con người giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.

Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Uống rượu với số lượng nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Sống hạnh phúc: Những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu cho thấy mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA), sẽ tăng cao hơn ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh. Sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Trang bị kiến thức: Việc tự trang bị kiến thức giúp bạn tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Hiểu biết về cơ thể giúp bạn tự tin hơn, kiểm soát và thích ứng tốt với những căn bệnh của mình.

Ngoài việc tăng cường luyện tập, thay đổi lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch, chúng ta nên kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch. Có thể kể đến dòng sản phẩm tiêu biểu: Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Vinalife.

Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Vinalife là sản phẩm có có rất nhiều thành phần dinh dưỡng cao có công dụng thay thế bữa ăn phụ, bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp xương chắc và răng khỏe, kích thích hoạt động thị giác và hệ thần kinh trung ương, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Phù hợp đối tượng người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch kém, cơ thể chậm hấp thu, người mắc các vấn đề về xương khớp cần bổ sung canxi.

Bên cạnh đó, Vinalife phù hợp với người trẻ bận rộn, bổ sung dinh dưỡng thay thế bữa ăn phụ.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn: TCCS

Sản xuất tại: Công ty Nutrihealth

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phân phối: Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng

Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *