Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như người cao tuổi nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù… ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó vai trò của hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi rất quan trọng với sự phát triển của xương. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất (ăn kiêng dài ngày, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và canxi) cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Anh 1

 Loãng xương bệnh  lý phổ biến nhất về cơ xương khớp ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có sự chênh lệch giữa 2 giới, tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Điều này làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm, dẫn đến khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 – 4%).

Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận, viêm gan mạn tính, gout, cường giáp trạng, chấn thương…

Một số triệu chứng chính và hậu quả của bệnh loãng xương

Căn bệnh loãng xương diễn biến khá âm thầm, ít gây ra biểu hiện nào bất thường. Do đó việc nhận biết triệu chứng của căn bệnh này ngay từ ban đầu rất khó khăn. Hầu hết các trường hợp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc hiệu, ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi càng tăng làm cho bệnh tiến triển nặng thì các triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn. Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp… Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Một triệu chứng khác cũng hay xuất hiện ở những người loãng xương là chuột rút.

Anh 2

  Gãy xương biến chứng đáng lo nhất của bệnh loãng xương

Trên thực tế, có không ít người cao tuổi bị gãy xương hông, gãy xương chậu do loãng xương, tăng nguy cơ tử vong. Ở nam giới thường gặp tình trạng gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay. Một số người bị ngã, gãy xương dẫn đến khớp bị tổn thương không thể đi lại hay di chuyển, làm suy giảm chức năng vận động.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Chế độ ăn uống

Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Trong số các thực phẩm thì sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi cần từ 500 – 1000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

Anh 3

Chế độ luyện tập

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt đa dạng đó là vận động thể lực đều đặn, vừa sức, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém, không phải cứ điều trị là khỏi ngay. Vì thế biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất là dự phòng loãng xương. Nếu có thể thì nên tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D.

Đồng hành cùng người cao tuổi trong việc cải thiện hệ cơ xương khớp, giúp người cao tuổi có thể sống khỏe, sống vui, sống thọ. Sản phẩm sữa bột Milk Codoca Hi Canxi là sản phẩm được sản xuất dành riêng cho người già bị suy nhược cơ thể, người bị loãng xương cần bổ sung canxi. Sản phẩm có thể thay thế bữa phụ hàng ngày cho cơ thể.

Anh 4

Milk Codoca Hi Canxi- Dinh dưỡng bổ sung canxi được người cao tuổi lựa chọn

 Thực phẩm dinh dưỡng Milk Codoca Hi Canxi gồm những thành phần chính:

  • Canxi, Phospho với hàm lượng 1080mg, 553mg là hai thành phần chính của xương, răng, móng. Canxi kết hợp với phospho giúp xương phát triển và giữ được tính cứng, chắc của xương.
  • Vitamin D3 kích thích ruột hấp thu canxi và phospho tăng lượng canxi trong máu tập trung vào xương, giúp xương phát triển, chắc chắn.
  • Sữa non chứa thành phần IgG và các chất chống Oxy hóa (Beta Glucan, Glutathion, Vitamin C, Selen) giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể.
  • Vitamin A, vitamin C có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Choline – một dưỡng chất quan trọng kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện trí nhớ.

Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty Cổ phần đầu tư Sức Khỏe Cộng Đồng

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

* Điện thoại: 08888.08881- 1900 63 39 52

* Email: visuckhoecongdong5@gmail.com

* Website: www.visuckhoecongdong.com.vn

                                                                                     Anna Mai